Cấu tạo bàn nâng thủy lực bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận đều đảm nhận chức năng riêng biệt, bổ sung, tương trợ lẫn nhau để tạo nên bàn nâng thủy lực hoàn chỉnh. Để nắm được chi tiết thành phần cấu tạo nên bàn nâng thủy lực, mời quý vị và các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Contents
Tìm hiểu thông tin về bàn nâng thủy lực
Bàn nâng thủy lực hay xe nâng mặt bàn là thiết bị chuyên dụng trong việc nâng hạ hàng hóa, máy móc nguyên khối. Bàn nâng áp dụng nguyên lý truyền lực quá chất lỏng (thủy lực) để vận hành. Giúp việc nâng – hạ hàng hóa trở nên nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.

Các loại bàn nâng thủy lực với tải trọng nâng đa dạng như: 500kg, 1000kg, 2000kg, 3000kg,… được ứng dụng phổ biến trong nhiều công nghiệp, lĩnh vực khác nhau. Với khả năng vận hành ổn định, bền bỉ, thiết bị giúp người dùng tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất công việc.
Cấu tạo bàn nâng thủy lực được thể hiện chi tiết trên bản vẽ. Tùy vào tải trọng nâng mà ghi chú kích thước của bản vẽ cũng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn đảm bảo được yêu cầu các thông số kỹ thuật về: model, tải trọng nâng, chiều cao bàn nâng, kích thước mặt bàn, khung chữ X, thời gian nâng, công suất và nguồn điện.
Cấu tạo bàn nâng thủy lực gồm những bộ phận nào?
Trong cấu tạo bàn nâng thủy lực bao gồm các bộ phận chính sau:
Hệ thống thủy lực
Gồm 1 thanh piston khá dài được đặt ở giữa, một đầu được nối với thanh nâng và đầu còn lại nối với cần bơm. Bên trong chứa dầu thủy lực được tác động bởi ắc quy điện hoặc sức người (tùy từng model). Bộ phận này sẽ tạo ra áp lực hoặc xả thông qua hệ thống van nâng hạ mặt bàn. Bộ nguồn thủy lực áp dụng áp suất truyền động cơ, xilanh và các bộ phận thủy lực khác.

Khung nâng
Đây là bộ phận chịu tải chính của xe nâng mặt bàn, được làm từ thép đặc. Kết cấu hình chữ X đảm bảo độ chắc chắn và ổn định khi hệ thống nâng thủy lực hoạt động. Phần giữa khung và cuối khung được kết nối bằng đinh ốc vặn. Khi dịch chuyển mặt bàn nâng – hạ, khung bàn nâng sẽ chuyển động nhịp nhàng. Đảm bảo sự an toàn về cường độ và tiện dụng khi thao tác.
Mặt bàn nâng
Thường được chế tạo từ thép tổng hợp hay những vật liệu có độ chắc chắn cao. Có khả năng nâng khối lượng hàng hóa lớn, đảm bảo tính ổn định, độ an toàn khi sử dụng. Mặt bàn nâng được thiết kế với hình chữ nhật và là một mặt phẳng. Phía trên được phủ lớp sơn tĩnh điện, chống han gỉ và ăn mòn bởi tạp chất. Xung quanh mặt bàn có thêm viền nhằm hạn chế hàng hóa rơi gây nguy hiểm.
Hệ thống bánh xe
Bánh xe thường được lắp đặt cho bàn nâng di động. Các bánh xe được chế tạo từ vật liệu có độ bền cao như: cao su, PU hoặc Nilon,… Bánh xe trong bàn nâng có khả năng chịu lực tốt cho trọng lực phía trên. Đảm bảo việc di chuyển an toàn giữa các khoảng cách khác nhau trên mặt nền. Hệ thống bánh xe chắc chắn, linh hoạt, có thể xoay 4 chiều, giúp việc điều khiển dễ dàng hơn.
Thiết bị gắn phanh
Đối với bàn nâng di chuyển, phanh được gắn ở 2 bánh phía sau, khung cầm để di chuyển và kéo đẩy.
Các bộ phận khác
Ngoài ra, cấu tạo bàn nâng thủy lực còn bao gồm các bộ bộ phận quan trọng khác như: Chân đạp để kích nâng lên và hạ xuống, trục piston. Trục piston đóng vai trò cực kỳ quan trọng, chính là nguyên lý để bàn nâng hoạt động, nhờ sự tác động của lực vào chân kích nâng.

Phân loại bàn nâng thủy lực
Dựa vào thiết kế và phương thức vận hành, bàn nâng thủy lực được chia làm các loại chính sau:
Bàn nâng tay thủy lực
Vận hành dựa vào việc sử dụng chân kích thủy lực để nâng mặt bàn lên cao. Khi hạ, người dùng chỉ cần mở van xả ở tay cầm là được. Loại bàn nâng này thường được sử dụng tại các nhà vườn, nâng hạn chậu cây cảnh có khối lượng lớn. Hoặc dùng để nâng hạ hàng hóa, nguyên vật liệu trong nhà máy sản xuất.
Bàn nâng điện thủy lực
Loại bàn nâng thủy lực này được chia làm hai loại:
- Bàn nâng cố định: lắp đặt cố định tại một vị trí, dùng để nâng các vật thể khối lượng lớn. Chiều cao nâng tối đa là 10m, những model được dùng phổ biến gồm: bàn nâng điện 1 tấn, 2 tấn,…
- Bàn nâng di chuyển: vận hành dựa trên nguồn điện, di chuyển bằng việc kéo đẩy tay. Thiết bị có nhiều mốc nâng với khối lượng khác nhau từ 150 – 800kg. Thích hợp nâng hàng hóa nhẹ, di chuyển quãng đường ngắn.
Bàn nâng theo trọng lượng
Bàn nâng thủy lực theo trọng lượng được sử dụng trong vận chuyển và nâng hạ hàng hóa. Các loại bàn nâng thủy lực được dùng phổ biến như 150kg, 200kg, 300kg, 500kg, 1000kg, 2000kg,… Khách hàng có thể lựa chọn bàn nâng có trọng lượng phù hợp với lượng hàng hóa, đồ vật mình định nâng.

Một vài lưu ý khi sử dụng bàn nâng thủy lực
Việc vận hành bàn nâng thủy lực tương đối đơn giản. Tuy nhiên, người dùng cần chú ý sử dụng đúng cách để tránh xảy ra tình huống xấu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
- Không nâng hàng hóa vượt quá tải trọng định mức. Bởi như vậy sẽ khiến phần khung xe bị cong, nghiêng.
- Tránh đặt lệch hàng hóa sang một bên để đảm bảo an toàn. Đối với loại hàng hóa không có tính định hình nên được đóng gói để thuận tiện di chuyển.
- Đối với dòng xe nâng mặt bàn có bánh lái cần mở chế độ hãm hoặc cố định khi đưa hàng hóa lên xe. Tránh tình trạng xe bị trôi, đổ về trước hoặc sau gây sự cố.
- Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh các thông số của bàn nâng thủy lực.
- Chú ý bảo trì, bảo dưỡng bàn nâng thủy lực định kỳ, tối thiểu 1 năm/ lần và thường xuyên vệ sinh, kiểm tra dầu thủy lực.
Từ những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc đã nắm được chi tiết cấu tạo bàn nâng thủy lực. Việc nắm được cấu tạo sẽ giúp quá trình sử dụng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Nếu quý vị có nhu cầu mua bàn nâng thủy lực chất lượng tốt thì nên tìm tới địa chỉ cung cấp uy tín, được người dùng đánh giá cao.