Đôi mắt là 1 trong 6 giác quan giúp bạn quan sát, phán đoán được mọi thứ xung quanh. Nhờ có đôi mắt mà ta có thể thấy được màu sắc, hình dạng và kích thước của vạn vật trên thế giới. Vậy bạn đã biết chính xác cấu tạo của mắt chưa? Những đặc điểm của mắt thực hiện những chức năng gì? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm cấu tạo của mắt. Cùng với đó là những bệnh thường gặp về mắt để giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh nhé!
Contents
Mắt là gì?
Mắt trong tiếng Anh là eye. Đây là cơ quan thị giác đảm nhiệm chức năng nhìn, quan sát và thu nhận lại những đặc điểm về kích thước, hình dáng, màu sắc của sự vật rồi chuyển thông tin vào não bộ xử lý và lưu trữ.
Vị trí của mắt
Mắt là một cơ quan tuy bé nhỏ nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết với đời sống của con người. Về vị trí, mặt người sẽ nằm trong hai lỗ hõm ở hai bên sống mũi. Phía trên có gò lông mày với trán; phía dưới thì giáp xương má khuôn mặt.
Mắt đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cơ thể người
Cấu tạo của mắt người được hình thành từ tuần thứ 3 của thai kỳ. Cụ thể, mắt sẽ hình thành dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, dần phát triển và lồi ra phía trước để tạo thành võng mạc, thủy tinh tế và các thành phần để hoàn chỉnh ra đôi mắt.
Cấu tạo của mắt được hình thành khá sớm trong quá trình thai sản. Ngay từ tuần thứ 3 của thai kỳ, mắt người đã hình thành dưới dạng hai túi thị nguyên thủy. Trong quá trình thai nhi phát triển, túi thị nguyên thủy sẽ dần phát triển và lồi dần ra phía trước. Cấu trúc của mắt gồm võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần khác cùng dần hoàn chỉnh.
Cấu tạo của mắt
Về cấu tạo của mắt được chia thành cấu tạo bên ngoài và bên trong. Cấu tạo mắt bên ngoài chính là những phần ở ngoài, có thể kiểm tra, thăm khám bằng mắt thường hoặc qua kính lúp, đèn pin mà không cần sử dụng tới các phương pháp xâm lấn. Cấu tạo của mắt bên trong thì chỉ có thể kiểm tra, thăm khám bằng các loại máy móc chuyên khoa về mắt.
Cấu tạo của mắt khi quan sát từ bên ngoài
Cấu tạo của mắt bên ngoài
Quan sát bên ngoài ta sẽ thấy được mắt người được cấu tạo bởi các bộ phận như sau:
Lông mi và mi mắt
Mi mắt đảm nhiệm vai trò giúp mắt thực hiện các chuyển động nhắm vào và mở ra. Phản xạ nhắm mở này giúp mắt điều tiết được chất dịch, tránh làm khô mắt. Đồng thời chất dịch nhầy này cũng có tác dụng bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, khói bụi, nước, vi khuẩn…
Trên mi mắt là lớp lông mi. Thông thường, lông mi ở mí trên dài và cong, còn lông mi ở dưới thì ngắn, thẳng và cũng ít hơn. Lông mi thực hiện chức năng quan trọng như một hàng rào để bảo vệ mặt trước những dị tật.
Kết mạc
Đây là một lớp niêm mạc mỏng có tác dụng bảo vệ lòng trắng của mắt (củng mạc). Kết mạc sẽ duy trì hoạt động của các chất nhầy và nước mắt. Ngoài ra, kết mạc bảo vệ mắt khỏi các dị vật lạ và giữ cho mắt không bị khô.
Giác mạc
Giác mạc là một lớp màng mỏng ở phía trước của củng mạc, có hình giống chỏm cầu và hơi nhô ra khỏi ổ mắt.
Vì có hình dạng giống chỏm cầu nên giác mạc hoạt động tương tự một thấu kính. Khi các tia sáng đi qua giác mạc sẽ được hội tụ hình ảnh lên võng mạc. Nhờ đó não bộ mới có thể nhận được thông tin để ta quan sát, nhìn thấy rõ mọi vật.
Mống mắt
Mống mắt nằm ở ngay phía sau giác mạc. Mống mắt là một màng sắc tố bao quanh đồng tử. Sắc tố ở mống mắt chính là yếu tố quyết định màu mắt. Ví dụ, có những người có màu mắt xanh, mắt nâu, màu mắt mèo…
Đồng tử
Đồng tử chính là lỗi tròn có màu đen nằm ở trung tâm mống mắt. Đồng tử hoạt động giống như một ống kính máy ảnh. Nó có thể tự động co hoặc giãn ra để cân bằng lượng ánh sáng vào mắt.
Nếu muốn quan sát đồng tử hoạt động, hãy ngồi trong căn phòng tối với đèn pin và gương. Khi bật đèn pin rồi chiếu vào mắt, bạn sẽ thấy rõ được đồng tử của mình co lại vô cùng nhanh.
Củng mạc
Củng mạc hay còn được gọi là lòng trắng. Đây là một lớp màng rất cứng và dày. Củng mạc nằm bao quanh nhãn cầu để tạo nên hình cầu cho đôi mắt.
Cấu tạo bên trong của mắt
Cấu tạo bên trong mắt gồm các bộ phận sau:
Thủy tinh thể
Thể thủy tinh
Thủy tinh thể trong tiếng Anh là lens, là thành phần quan trọng nhất cho mắt. Thủy tinh thể nằm phía sau đồng tử. Vì trong suốt nên bộ phận này hoạt động giống như một thấu kính hội tụ cho các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành những hình ảnh sắc nét nhất.
Võng mạc
Võng mạc trong tiếng Anh là retina. Võng mạc là một lớp màng mỏng ở phía trong cùng nhãn cầu. Ánh sáng từ thể thủy tinh hội tụ trên võng mạc. Khi đó, dây thần kinh và các tế bào thị giác ở võng mạc sẽ cảm nhận ánh sáng để truyền thông tin đến não. Não bộ sẽ thực hiện việc xử lý những thông tin này và cho chúng ta ý thức rõ hơn về mọi vật đang quan sát.
Trong trường hợp hình ảnh không hội tụ ở đúng võng mạc mà ở phía sau hay trước võng mạc thì thị giác của ta sẽ bị mờ. Nếu hình ảnh hình thành ở võng mạc nhưng thông tin lại không truyền được đến não ta cũng sẽ không có ý thức được về vật khi ở trước mặt.
Thuỷ dịch
Thủy dịch là chất dịch nhầy vì thể mi tiết ra. Thủy dịch hoạt động ở tiền phòng, khoảng nằm giữa thủy tinh thể với giác mạc và ở hậu phòng, khoang nằm sau phần mống mắt.
Trong mắt, lượng thủy dịch tạo nên nhãn áp. Thủy dịch đảm nhiệm vai trò duy trì hình cầu cho mắt cũng như cung cấp dưỡng chất cho thủy tinh thể và giác mạc.
Tuy nhiên, thủy dịch quá nhiều sẽ gây ra tình trạng bị tăng nhãn áp, tạo cảm giác chèn ép rất khó chịu cho người bệnh.
Dịch kính
Dịch kính nằm vị trí giữa thủy tinh thể với võng mạc. Dịch kính trong suốt và rất mềm. Dịch kính có tác dụng giúp nhãn cầu giữ được hình thể ổn định.
Ta chỉ có thể nhìn thấy được mọi vật khi thủy tinh thể, giác mạc và dịch kính trong suốt để ánh sáng có thể truyền qua được đến võng mạc. Khi một trong những bộ phận này bị đục sẽ làm giảm thị lực đáng kể.
Hắc mạc
Hắc mạc trong tiếng Anh là choroid, nằm giữa lòng trắng mắt và võng mạc. Hắc mạc nối tiếp với mống mắt phía trước. Trong hắc mạc có rất nhiều mạch máu để nuôi dưỡng con mắt.
Mắt có chức năng gì?
Người bình thường chúng ta sẽ có đầy đủ 5 giác quan quan trọng gồm thính giác, vị giác, khứu giác, cảm giác và thị giác. Trong đó đôi mắt giúp chúng ta có thị giác.
Mắt giúp chúng ta quan sát được vạn vật
Nhờ có mắt giúp ta nhận diện được các tác động môi người. Con người dùng thị gia để phản ứng phù hợp, nhanh chóng với mọi diễn biến xung quanh.
Ví dụ, khi thấy một chiếc xe phóng nhanh về phía mình, bạn cần phanh gấp hoặc đổi hướng đi tránh xảy ra tại nạn.
Nhờ có mắt giúp chúng ta ghi nhận, thu chụp được các thông tin về hình ảnh. Não bộ sẽ xử lý, lưu trữ mọi thông tin về kích thước, hình dáng, đặc điểm và màu sắc sự vật.
Bên cạnh đó, mắt giúp chúng ta giao tiếp giữa con người với con người. Dù không sử dụng đến ngôn ngữ, con người vẫn có thể ra hiệu với nhau thông qua những ánh mắt.
Tìm hiểu về cơ chất hoạt động của mắt
Cơ chế hoạt động của mắt gần giống như máy chụp ảnh. Ánh sáng được khúc xạ qua giác mạc và thể thủy tinh, hội tụ trên võng mạc của mắt.
Cơ chế hoạt động của mắt
Trên võng mạc của mắt sẽ có các tế bào cảm thụ được ánh sáng. Những tế bào cảm thụ ánh sáng sẽ thu nhận tín hiệu ánh sáng, chuyển thông tin qua tế bào thần kinh, các dây thần kinh đến não bộ. Não bộ ghi nhận thông tin giúp ta chính thức nhìn thấy được các sự vật, sự việc, hiện tượng.
Mắt có khả năng điều khiển được tiêu cự, cường độ chùm sáng tự động thông qua thay đổi độ cong thủy tinh thể, thay đổi mống mắt hoặc kích thước mở của đồng tử.
Bên cạnh đó, mắt cũng liên tục điều tiết nước mặt với thủy dịch để hạn chế tình trạng khô rát ở mắt. Các chất dịch cũng đồng thời có chức năng bảo vệ mắt khỏi các dị vật như bụi bẩn, khói, vi khuẩn… Việc này cũng giống như bạn vệ sinh, lau chùi cho ống kính của máy ảnh đó.
Những bệnh, vấn đề về mắt thường gặp
Các vấn đề về mắt là những tình trạng hoặc bệnh khiến mắt gặp nhiều khó khăn khi nhìn, quan sát; hoặc thậm chí có thể gây ra tình trạng bị mất thị lực hoàn toàn. Dưới đây là một số bệnh, tình trạng thường gặp về mắt mà bạn nên biết:
Các tật khúc xạ
Các tật khúc xạ thường gặp ở mắt
Tật khúc xạ là một trong các vấn đề về mắt thường gặp và phổ biến nhất. Các tật khúc xạ gồm các tình trạng như mắt bị cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị.
Để khắc phục, người bệnh cần đeo kính áp tròng, kính có gọng hoặc thực hiện phẫu thuật.
Những tật khúc xạ này có thể gây khó khăn trong quan sát nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, rất hiếm khi chúng làm mất thị lực hoàn toàn.
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)
Kết mạc là lớp màng mỏng, trong suốt có chứa các mạch màu. Kết mạc bao phủ lòng trắng của nhãn cầu và phía trong mi mắt. Do đó, khi kết mạc bị viêm được gọi là viêm kết mạc. Đây là một bệnh lý về mắt phổ biến, thường xuất hiện theo mùa và có thể lây từ người này qua người khác.
Viêm kết mạc gây tình trạng ngứa rát, đỏ, chảy nước mắt, chảy mủ; hoặc người bị sẽ có cảm giác như có vật gì đó cộm trong mắt. Viêm kết mạc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào
Màng bồ đào thuộc lớp giữa của mắt, chứa gần hết các mạch máu. Viêm màng bồ đào là bệnh viêm sưng, làm phá hủy mô mắt, dẫn đến khả năng nhìn bị suy giảm một cách trầm trọng, thậm chí là bị mất thị lực.
Những người mắc bệnh hoặc có các vấn đề miễn dịch như AIDS, viêm loét đại tràng hoặc viêm khớp dạng thấp dễ bị viêm màng bồ đào.
Thoái hóa điểm vàng
Điểm vàng là bộ phận nằm sâu ở vùng trung tâm võng mạc. Điểm vàng là vùng nhạy cảm nhất ở võng mạc, là nơi tập trung hàng triệu các tế bào cảm quan có vai trò trong thu nhận hình ảnh, giúp nhận biệt được màu sắc và độ sắc nét hình ảnh.
Thoái hóa điểm vàng hay còn được gọi là thoái hóa hóa hoàng điểm. Đây là sự thoái hóa những tế bào điểm vàng, khiến mắt mất khả năng nhìn được các chi tiết ở vùng trung tâm thị giác làm suy giảm thị giác. Hình ảnh được nhìn thấy méo mó, mờ và biến dạng.
Không giống như các tật khúc xạ, bệnh lý thoái hóa điểm vàng tiến triển nhanh có thể khiến bệnh nhân dần bị mất thị lực theo thời gian. Trên thế giới, thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây tình trạng mất thị lực, chiếm đến 50% các trường hợp khiếm thị.
Glôcôm
Glôcôm là một nhóm tình trạng ảnh hưởng tới dây thần kinh thị giác hoặc dây thần kinh kết nối mắt và não. Vì tiến triển rất âm thầm nên nếu người bệnh Glôcôm không được chẩn đoán, điều trị kịp thời có thể dẫn đến bị mù vĩnh viễn.
Chủng tộc, tuổi tác và tiền sử gia đình là các yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở mọi đối tượng
Bệnh đục thể thủy tinh hay còn được gọi là bệnh cườm đá, đục nhân mắt, cườm khô. Vì nguyên nhân thứ phát hoặc nguyên phát dẫn tới việc thể thủy tinh bị mờ, không còn trong suốt. Giống như một tấm gương bị mờ ánh sáng rất khó đi qua, không hội tụ được tại võng mạc nên được gọi là bệnh đục thủy tinh thể.
Vì ánh sáng khó đi qua nên người bị bệnh đục thủy tinh thể bị giảm thị nặng, nhìn mọi vật mờ hơn và lâu dần có nguy cơ bị mù lòa.
Bệnh đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở mọi đối tượng và phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Bệnh lý về mắt này có thể điều trị bằng cách phẫu thuật hoặc tiến hành thay thể thủy tinh nhân tạo.
Nhược thị
Chứng nhược thị ở mắt hay còn được gọi là “mắt lười”. Đây là tình trạng về mắt phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Nhược thị xảy ra khi não và mắt không phối hợp hoạt động cùng nhau như bình thường. Não ưu tiên mắt này hơn mắt còn lại, từ đó có thể gây ra tình trạng suy giảm thị lực ở mắt không được ưu tiên. Vậy nên, trẻ cần được thăm khám mất sớm để kịp thời điều trị cũng như duy trì thị lực.
Lác mắt
Lác mắt là tình trạng của mắt liên quan tới vị trí mắt, gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của cả khuôn mắt. Người bị lác mắt sẽ có một bên mắt hướng nhìn ra ngoài hoặc vào trong, không đồng đều hướng nhìn cả hai mắt. Bệnh lác mắt có thể gây ra tình trạng bị mất nhận thức chiều sâu; hoặc thậm chí mất thị lực vĩnh viễn cho một bên mắt.
Rung giật nhãn cầu
Đây là tình trạng nhãn cầu chuyển động, lắc nhanh không có chủ ý khiến mắt rất khó để nhìn cố định được vào một vật. Mắt bị rung giật nhãn cầu có thể bị giật theo phương dọc (lên xuống), phương ngang (qua lại) hoặc đảo tròn.
Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị rung giật nhãn cầu. Bác sĩ chuyên khoa có thể điều trị thị lực giúp mắt khỏe hơn hoặc phẫu thuật. Bác sĩ tiến hành kiểm tra mắt để xác định phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất.
Bong, rách võng mạc
Bong, rách võng mạc là tình trạng võng mạc bị tách khỏi mặt sau của mặt. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng bị mờ mắt, mất thị lực một phần hoặc mất hoàn toàn. Bong, rách võng mạc cần được điều trị kịp thời như các trường hợp trong cấp cứu y tế.
Hội chứng khô mắt
Đây là hội chứng về mắt rất thường gặp. Nguyên nhân do sự thiếu hụt việc xuất tiết nước mắt do sự hình thành ống dẫn nước mắt, hoặc mí mắt không ổn định. Chế độ ăn uống thiếu vitamin A; hoặc do các tác dụng phụ của thuốc. Hội chứng khô mắt thường gây mờ mắt, đau. Nếu kéo dài, khô mắt có thể làm tổn hại nghiêm trọng tới giác mạc.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về cấu tạo của mắt. Mắt là một bộ phận cực kỳ quan trọng. Hãy giữ thói quen thư giãn mắt khi học tập, làm việc. Đồng thời định kỳ kiểm tra mắt và bổ sung thêm dưỡng chất cho mắt thông qua chế độ ăn uống hằng ngày nhé.