Máy nén khí bị tụt áp do đâu?

Máy nén khí bị tụt áp là hiện tượng khó tránh khỏi khi sử dụng thiết bị. Việc tụt áp quá mức khiến cho áp suất khí đầu xả không đảm bảo chất lượng, hệ thống  khí nén hoạt động kém hiệu quả và tiêu tốn nhiều điện năng. Để giảm thiểu tình trạng này, người dùng cần tìm ra nguyên nhân cũng như cách giải quyết phù hợp.

Máy nén khí bị sụt áp và những điều cần biết

Hiện tượng máy nén khí bị tụt áp là gì

Tụt áp là một thuật ngữ chuyên ngành, chỉ việc giảm áp suất khí ở đầu xả đến thiết bị sử dụng khí nén. Thông thường, độ tụt áp sẽ được tính bằng áp suất trong phòng máy nén (trên bình tích áp) trừ đi áp suất đo được tại điểm sử dụng.

Nhìn chung, độ tụt áp ở hệ thống không nên thấp hơn 1 bar hoặc 10% áp suất xả máy nén khí đo từ bình chứa đến thiết bị sử dụng. Nếu chỉ số này >10% cho thấy hệ thống khí nén hoạt động kém hiệu quả, khấu hao và tiêu thụ điện năng lớn, gấp đôi hoặc gấp 3 so với bình thường. Bởi trên thực tế, áp suất hệ thống khí nén trong dải 7 bar thì cứ 0.1 bar tụt áp thì năng lượng tiêu thụ sẽ tăng tới 1%.

Nguyên nhân gây tụt áp ở hệ thống khí nén

Các vấn đề phổ biến gây nên tụt áp sẽ được khoanh vùng ở các bộ phận bộ làm mát, lọc tách dầu và van một chiều. Bên cạnh đó, bất kỳ tắc nghẽn nào trong hệ thống cũng có thể là nguyên nhân gây nên tụt áp.

Áp suất khí nén không đủ do đường ống bị rò rỉ

Ví dụ, máy nén khí A sản sinh ra lưu lượng khí 5m3/phút, trong khi dây chuyền lại cần tới 7m3/phút, dẫn đến lượng khí sản sinh không đủ và máy phải đóng tải 100%. Trường hợp này có thể do đường ống dẫn khí bị rò rỉ, hoặc lưu lượng khí nén mà máy sản sinh không đủ cho nhu cầu sử dụng.

Bên cạnh đó, cũng có thể van điện từ và van cổ hút hoạt động không bình thường. Bạn nên tiến hành kiểm tra và khắc phục. Cụ thể với van cổ hút, bạn tháo bầu lọc gió ra và theo dõi xem quá trình đóng mở của van có bình thường không. Một số trường hợp van mở không hoàn toàn dẫn đến thiếu hụt lượng khí đầu vào, gây sụt áp đáng kể.

Nguyên nhân gây sụt áp

Tách dầu của máy nén khí bị tắc

Khi máy nén khí bị tụt áp, bạn có thể theo dõi áp suất trong bình dầu và áp suất ngoài bình có chênh lệch nhiều không. Nếu mức độ chênh lệch từ 2-3 bar thì khả năng cao tách của bạn đã tắc ở cần thay thế. Khi đó, khí nén trong bình dầu khó có thể di chuyển qua lưới lọc và đẩy ra ngoài, gây nên hiện tượng thiếu khí đầu ra và sụt áp.

Bên cạnh đó, khi van hoạt động kém, kếu áp trong bình dầu tăng lên quá cao cũng rất nguy hiểm.

Lọc gió bị tắc

Trường hợp này thường xảy ra với các máy nén khí vận hành trong môi trường nhiều bụi bẩn và ẩm thấp. Khi đó, nguồn không khí hút vào mang theo rất nhiều bụi bẩn. Chúng bị giữ lại trên lớp màng lọc gió, lâu dầu dày lên cản trở không khí đi qua. Như vậy, nguồn khí đầu vào sẽ bị thiếu hụt trầm trọng, lưu lượng giảm xuống gây tụt áp.

Phụ kiện máy nén khí không tương thích

Tình trạng phụ kiện máy nén khí không tương thích với thông số máy của nhà sản xuất cũng dẫn đến tình trạng sụt áp khi sử dụng. Thông thường, các bộ phận của hệ thống máy nén khí cần được lựa chọn kỹ càng dựa trên thông tin tiêu chuẩn. Khi mua thiết bị hoặc thay thế phụ kiện cần làm việc với nhà phân phối để hiểu rõ thông số và những đặc tính để đảm bảo khả năng vận hành ổn định.

Phụ kiện không tương thích cũng dẫn đến hiện tượng tụt áp

Bên cạnh đó, tình trạng máy nén khí bị tụt áp còn xảy ra khi đường ống dẫn khí bị ăn mòn, việc tính toán và lắp đặt đường ống khí nén không đúng kích cỡ, các khớp nối hơi cong,…

Sau khi tham khảo các trường hợp kể trên mà vẫn không phát hiện ra sự cố, có thể hiện tượng tụt áp phát sinh do các nguyên nhân bên trong. Khi đó, nên liên hệ với các kỹ thuật viên để được hỗ trợ.

Xem thêm: Khắc phục máy nén khí bị yếu !!!

Khắc phục tình trạng tụt áp ở máy nén khí

Đầu tiên, khi phát hiện lượng khí đầu ra có áp suất không đạt chuẩn, người dùng cần kiểm tra lại áp suất bình chứa khí và trên máy nén khí (chúng phải giống nhau). Nếu không có sự tương đồng, nên kiểm tra xem khí bị tắc ở đoạn nào và xử lý.

  • Tiến hành kiểm tra máy sấy khí, bẫy xả nước tự động, bộ lọc,… và vệ sinh. Lưu ý cần thường xuyên vận hành và bảo trì bộ lọc cùng thiết bị sấy để giảm thiểu ảnh hưởng của việc đọng nước đến cả quá trình làm việc của hệ thống (chẳng hạn như việc ăn mòn các đường ống dẫn khí…).
  • Giảm khoảng cách giữa máy nén khí và các thiết bị sử dụng.
  • Kiểm tra và tính toán lại kích thước đường ống dẫn khí, bộ lọc,… Kiểm tra máy nén khí chạy ở chế độ tải hay không tải, như vậy đã chính xác chưa và có những điều chỉnh kịp thời.

Một mẹo nhỏ để xử lý là khi máy đang chạy ở chế độ không tải, hãy thử xả bớt một lượng khí ra ngoài để giảm áp suất, sau đó quan sát máy vận hành ở chế độ có tải. Đóng chậm van khí đầu ra, quan sát kỹ máy chạy ở chế độ không tải để nắm rõ tình trạng vận hành.

Giải pháp khắc phục

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng máy nén khí bị tụt áp. Để tránh những trường hợp máy gặp trục trặc trong quá trình vận hành như trên, người dùng nên bảo dưỡng thường xuyên để không làm gián đoạn công việc nhé!