Mức phạt nồng độ cồn xe máy 2020: Cập nhật tin tức mới nhất

mức phạt nồng độ cồn xe máy

Điều khiển xe sau khi sử dụng rượu bia bất kể nồng độ cồn trong máu nhiều hay ít thì cũng đều có nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông. Chính vì vậy để ngăn ngừa và răn đe các đối tượng vi phạm quy định về an toàn giao thông thì Chính phủ đã tăng cường sửa đổi các mức phạt. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới để nắm được mức phạt nồng độ cồn xe máy 2020 nhé!

muc-phat-nong-do-con-xe-may-2020-1

Mức phạt nồng độ cồn xe máy 2020

Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông có tác hại như thế nào?

Việc lạm dụng rượu bia không chỉ gây ra những tổn hại cho sức khoẻ mà sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông còn dẫn đến nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông. Để giảm thiểu cũng như hạn chế các vụ tai nạn giao thông xảy ra do bia rượu thì đòi hỏi cộng đồng và người tham gia giao thông phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tác hại của rượu bia và có ý thức tốt chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông. 

Theo ước tính hằng năm thì có khoảng 10.000 người tử vong do tai nạn giao thông và khoảng 3.5 tỷ USD tiền tiêu thụ bia rượu tại Việt Nam (2013). Có lẽ không cần phải nói quá nhiều thì bạn đọc cũng đã có thể thấy được tình trạng lạm dụng bia rượu và hậu quả khôn lường mà “ma men” để lại cho gia đình, cộng đồng và xã hội rồi phải không?

muc-phat-nong-do-con-xe-may-2020-2

Tra cứu mức phạt nồng độ cồn mới nhất

Rượu bia đem đến những tác hại như thế nào?

  • Giảm khả năng phán đoán: Khi bạn đã có nồng độ cồn trong máu dù chưa thực sự say thì những phán đoán cũng sẽ không còn chuẩn như lúc tỉnh táo. Chính vì vậy những người sử dụng rượu bia mặc dù đang di chuyển với tốc độ rất nhanh nhưng họ vẫn cảm thấy chậm.
  • Rượu bia làm cho bộ phận tiểu não của con người mất đi chức năng điều chỉnh hoạt động cơ thể một cách chuẩn xác nên mỗi khi say thì họ đều không định hình được phương hướng di chuyển. Và tình trạng dễ thấy nhất đó là lảo đảo, đánh võng trên đường với tốc độ nhanh và gây ra tai nạn giao thông.

muc-phat-nong-do-con-xe-may-2020-3

Chính phủ đưa ra quy định về mức phạt nồng độ cồn mới nhất 2020

  • Giảm khả năng phối hợp: Khi sử dụng rượu bia thì khả năng phối hợp vận động giữ mắt, tay và chân bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu thể hiện tình trạng này đó là đi loạng choạng không thể đứng thẳng hoặc thậm chí không thể đi được.
  • Giảm mất sự tập trung: Trong lúc lái xe bạn cần phải tập trung để di chuyển đúng làn đường, kiểm soát được tốc độ và chấp hành các tín hiệu giao thông. Tuy nhiên, sau khi đã uống bia rượu thì dù ít hay nhiều thì nó cũng làm giảm đi sự tập trung và rất dễ gây ra những tai nạn không mong muốn.

Với những tác hại trên đây thì dù bạn sử dụng nhiều hay ít rượu, bia chắc chắn vẫn sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe của bạn. Chính vì vậy để đảm bảo tốt nhất về tính mạng, sức khoẻ tài sản của bạn và của cộng đồng thì hạn chế sử dụng rượu bia và tuyệt đối không được lái xe sau khi đã sử dụng rượu bia.

>> Xem thêm: Luật thi bằng lái xe máy 2020 

Các mức phạt nồng độ cồn xe máy 2020

Các mức phạt nồng độ cồn 2020 để răn đe và xử phạt thích đáng đối với những người không có ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông, thì mới nhất đó là từ ngày 1/1/2020, Nghị định 100/2019 NĐ-CP của Chính phủ đã quy định mức phạt nồng độ cồn cao nhất với nhiều vi phạm luật giao thông và trong đó đáng chú ý đó là quy định mức phạt nồng độ cồn 2020 có những thay đổi đáng chú ý. Mức phạt nồng độ cồn theo nghị định 100 cụ thể đó là:

muc-phat-nong-do-con-xe-may-2020-4

Các mức phạt nồng độ cồn xe máy 2020

Đối với xe đạp, xe đạp điện:

Lần đầu tiên Chính phủ quy định về mức xử phạt đối với người đi xe đạp, xe đạp điện vi phạm về nồng độ cồn, cụ thể là:

  • Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 nếu điều khiển xe mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá mức phạt nồng độ cồn dưới 0.25 miligam/1l khí thở.
  • Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 nếu điều khiển phương tiện trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1l khí thở.
  • Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 nếu điều khiển xe máy mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1l khí thở.

Mức phạt nồng độ cồn khi đi xe máy: 

muc-phat-nong-do-con-xe-may-2020-5
Bảng mức phạt nồng độ cồn xe máy 2020
  • Mức phạt nồng độ cồn của xe máy phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu với hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1l khí thở (Nghị định 46 chưa quy định)
  • Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 nếu điều khiển xe máy mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt 50 miligam đến 80 miligam/100 ml máu hay vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 nếu điều khiển phương tiện mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1l khí thở.

Đối với xe máy kéo và xe máy chuyên dùng:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 nếu điều khiển xe mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt 0,25 miligam/1l khí thở (Nghị định 46 chưa quy định)
  • Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 nếu điều khiển xe mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1l khí thở.
  • Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 nếu điều khiển phương tiện này trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt 80 miligam//100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1l khí thở.

Đối với người điều khiển ô tô: 

  • Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 nếu điều khiển xe ở trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1l khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).
  • Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 nếu điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 đến 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1l khí thở.

Ngoài ra, tương ứng với từng mức độ vi phạm trên, thì người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 -> 12 tháng, 16 -> 18 tháng và 22 -> 24 tháng (trừ trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp điện).

Như vậy bài viết trên đây vừa chia sẻ cho bạn đọc các tác hại của việc sử dụng rượu bia khi lái xe và mức phạt nồng độ cồn xe máy 2020. Hy vọng sau khi đọc bài viết trên bạn sẽ hiểu hơn về sức hủy diệt của rượu bia và góp tiếng nói của mình vào việc phòng chống tai nạn giao thông nhé!