Hầu hết, các vụ tai nạn giao thông xảy ra do sự thiếu hiểu biết của những tài xế lái xe. Vậy, một tài xế mới vào nghề tối thiểu cần phải biết những điều gì? Mời bạn đọc cùng khám phá trong bài viết dưới đây.
Contents
- 1 Thao tác mở, đóng cửa khi xuống xe
- 2 Tư thế ngồi lái
- 3 Vị trí của chân lái
- 4 Vị trí của bàn chân phải
- 5 Chỉnh gương chiếu hậu
- 6 Thắt dây an toàn
- 7 Kiểm tra trước khi xuất hành
- 8 Kiểm tra làm quen cửa sổ
- 9 Kiểm tra hiệu lực chân phanh
- 10 Kiểm tra chân ga
- 11 Khởi động xe bị dính, cháy đề
- 12 Quên thả hoặc thả phanh tay không hết khi xuất phát
- 13 Quên kéo phanh tay khi đỗ xe
- 14 Hiện tượng rú ga liên tục
- 15 Quan sát hai bên xe
- 16 Đi không đúng phần đường, làn xe chạy
- 17 Hạn chế tránh, vượt xe khác
- 18 Dừng, đỗ đột ngột
- 19 Cập nhật luật giao thông
Thao tác mở, đóng cửa khi xuống xe
Mặc dù đây là những thao tác hết sức đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng. Đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra chỉ vì mở cửa xe. Đó là những bài học xương máu mà bất cứ ai mới vào nghề cũng cần lắm được. Phải quan sát thật kỹ trước khi lên hoặc xuống xe.
Kinh nghiệm: Nếu ngồi bên trái thì mở cửa bằng tay phải và ngược lại, ngồi bên phải thì mở cửa bằng tay trái. Cách này nhằm giúp người mở cửa có góc quan sát rộng hơn.

Những kiểu cầm-vô lăng thường thấy ở cánh tài xế. Ưu và nhược điểm
Tư thế ngồi lái
Để có thể lái xe tốt, đầu tiên đó là phải có tư thế ngồi đúng. Phải chính ghế ngồi lái sao cho tư thế khi lái thoải mái nhất. Tư thế phải đảm bảo 1200 – góc khuỷu tay và đầu gối khi lái. Tư thế này giúp người lái có thể linh hoạt xử lý nhất khi vận hành.
Kinh nghiệm: Nên để 2/3 lưng ép vào đệm ghế, hai tay nắm nhẹ vào tay lái. Không nên nắm tay lái quá chặt vì gây khó khăn trong quá trình điều khiển.
Vị trí của chân lái
Nhiều người khi mới lái hay có thói quen để cả bàn chân trái dưới bàn đạp côn, hoặc vuông góc với sàn xe. Nếu đặt sai vị trí sẽ khiến thời gian xử lý đến bàn đạp côn xa hơn. Và khi cần nhấc chân lên sẽ vướng vào bàn đạp côn. Việc này sẽ dẫn đến chậm cắt côn, chuyển số chậm, dẫn đến chết máy. Hơn nữa, hiệu quả phanh thấp khi trường hợp xe đang lái ở những số mạnh 1, 2, 3.
Kinh nghiệm: Nên để bàn chân trái đúng vị trí đã thiết kế trên xe (đối với xe có thiết kế giá để chân). Đối với xe không có giá, người lái nên để bàn chân trái hơi dốc lên song song với bàn đạp côn. Đảm bảo sao cho vị trí từ bàn chân đến bàn đạp côn gần nhất.
Vị trí của bàn chân phải
Đặt bàn chân phải sao cho gót chân làm điểm tựa dưới sàn xe, mũi bàn chân phải đặt nhẹ lên trên bàn đạp ga hoặc bàn đạp phanh. Có nhiều người hay để chân phải vuông góc với sàn xe, thậm chí đút dưới bàn đạp ga, bàn đạp phanh. Điều này gây cản trở khi cần xử lý trong những tình huống gấp.
Việc kiểm tra này cũng giúp cho lái xe biết tầm tiếp giáp côn xe mình đang sử dụng cao hay thấp, nhằm điều khiển chân côn phù hợp.

Ở những tình huống phanh gấp, gót chân phải không nhất thiết phải đặt tì trên sàn xe mà cần linh hoạt, cơ động đạp nhanh, mạnh và dứt khoát. Như vậy, phanh mới đạt hiệu quả cao nhất khi dùng.
Chỉnh gương chiếu hậu
Việc chỉnh gương chiếu hậu sao cho phù hợp với tư thế ngồi lái. Người lái xe chỉ cần liếc qua là có thể quan sát chướng ngại vật phía sau hoặc bên cạnh thân xe một cách dễ dàng. Nhiều người không biết chỉnh gương, dẫn đến khả năng quan sát kém và dễ gây ra tai nạn giao thông. Vì vậy, đây là một bộ phận quan trọng mag những tài xế xe không được bỏ qua.
Thắt dây an toàn
Khi lên xe, người lái nên thắt dây an toàn ngay sau khi chỉnh ghế hay gương chiếu hậu. Dây an toàn là thiết bị vô cùng quan trọng, chúng bảo vệ an toàn cho người lái ở những trường hợp xấu nhất. Hơn nữa, chúng còn giúp lái xe có một tư thế ngồi vững chắc khi đi trên những địa hình đồi núi gập ghềnh, quanh co, trơn trượt.
Thắt dây an toàn cũng có thể giảm tình trạng say xe, vì chúng làm giảm độ xô lắc người khi đi trên những cung đường xấu, những khúc cua.

Kiểm tra trước khi xuất hành
Việc cần làm của một tài xế trước khi đi xa đó là kiểm tra tổng quát xe. Bước lên xe phải chỉnh ghế, gương, thắt dây an toàn,… Đây là những thao tác bắt buộc mà người lái xe không được quên.
Kiểm tra tư thế ngồi đã đúng hay chưa, nếu chưa thì chỉnh lại cho đúng: Tay trái giữ nhẹ vô-lăng, tay phải giữ nhẹ cần số ở vị trí 0. Chân trái đạp ly hợp (côn) bằng mũi bàn chân. Khi đạp côn phải dứt khoát và thả từ từ, đảm bảo bàn đạp côn chạm sàn. Chân trái ở vị trí gối hơi gấp mà vẫn thoải mái là được.
Việc kiểm tra này cũng giúp cho lái xe biết tầm tiếp giáp côn xe mình đang sử dụng cao hay thấp, nhằm điều khiển chân côn phù hợp. Giúp cho xe vận hành êm ái, không bị giật cục.
Kiểm tra làm quen cửa sổ
Thực hiện cắt côn, tay phải thực hiện ra, vào tất cả theo sơ đồ số. Đảm bảo không cúi xuống nhưng vẫn đi đúng cửa từng số, ra vào số dễ dàng. Phải ghi nhớ sơ đồ số này ngay trong đầu để thực hiện các thao tác nhanh chóng, thuần thục.
Kiểm tra hiệu lực chân phanh
Thử chân phanh bằng cách dùng chân phải đạp phanh dứt khoát một vài lần. Phanh phải có hiệu lực khi đạp hết cỡ chân phanh phải cứng. Nếu chân phanh dẻo và có dấu hiệu lún dần hoặc chạm sàn không nhả lại sau khi đạp phanh thì phải đem xe đi kiểm tra, sửa chữa.
Kiểm tra chân ga
Nên đạp và nhả chân ga một vài lần để kiểm tra chân ga có tự trả sau khi đạp ga hay không. Đồng thời cũng là bước tập cho chân phải quen với việc tăng/giảm ga khi cần thiết. Phát hiện và xử lý kịp thời nếu xe có hiện tượng dính chân ga, tuột thước ga.

Khởi động xe bị dính, cháy đề
Trước khi khởi động động cơ cần đảm bảo tay số ở số 0 (số mo). Đạp côn hết hành trình và vặn khóa theo chiều kim đồng hồ, nghe máy nổ thì buông nhanh tay.
Chìa khóa sẽ tự trả vệ vị trí cung cấp điện. Những người mới lái thường chưa có linh nghiệm nhân viết tiếng máy nổ nên giữ chặt tay chìa khóa. Khi đó, bánh răng đề máy phát vẫn quay theo bánh răng đà động cơ. Điều này sẽ dẫn đến gãy trục đề hoặc dính, cháy đề.
Một trường hợp khác, sau khi động cơ nổ, lái xe vặn ngược chiều kim đồng hồ một nấc. Do đó, hệ thống điện bị ngắt, động cơ vẫn nổ những hệ thống đèn, còi không còn tác dụng.
Quên thả hoặc thả phanh tay không hết khi xuất phát
Để khởi hành xe cần làm tổ hợp nhiều động tác cùng lúc: Vào số 1, nới côn đến tầm tiếp giáp, chân phải đạp ga nhẹ, tay phải bấm khóa hãm, nhả phanh tay. Động tác tưởng chừng đơn giản này sẽ trở nên khó khăn đối với những tay lái mới vào nghề.
Do hai tay lái xe ôm chặt tay lái, chân trái nới côn tiếp giáp, chân phải đạp ga, xe bị phanh tay giữ chặt lún xuống nhưng người lái vẫn chưa kịp nhớ ra thả phanh tay. Điều này dẫn đến hiện tượng chết máy. Trong lần khởi hành tiếp theo, mặc dù nhớ phanh tay nhưng thao tác thả phanh tay không dứt khoát mà thả khóa hãm. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến có phanh, cháy phanh.
Quên kéo phanh tay khi đỗ xe
Với những người còn non tay lái, việc khởi động xe đã không mấy dễ dàng, nhưng việc dừng, đỗ xe sát lề đường cũng là việc khó. Nếu lúng túng trong thao tác dừng đỗ xe cũng dẫn đến quên kéo tay phanh khi xe dừng. Đây cũng là trường hợp khá phổ biến xảy ra với những tài xế mới.

Hiện tượng rú ga liên tục
Nếu muốn chiếc xe vận hành êm dịu, đòi hỏi người lái xe phải thuần thục những thao tác kết hợp côn, số nhịp nhàng. Nhiều người khi chạy xe nhả côn không hết, chân ga đạp liên tục. Khi nhớ nhả hết bàn đạp côn lại quên giảm ga. Do đó, trường hợp này rất nguy hiểm.
Có một cách rất dễ nhất khi chạy số 1 để lên số 2 đó là: Nhả dần hết chân côn, quan sát mặt đường, liếc nhìn bảng đồng hồ chỉ số kilomet. Nếu thấy đồng hồ chỉ ở 10km/h thì cắt côn vào số 2. Người lái tiếp tục nới côn và đạp ga tăng dần đều. Nếu đồng hồ chỉ 20km/h có thể cắt côn lên số 3.
Quan sát hai bên xe
Nhiều tài xế lái xe chỉ chăm chú nhìn đường phía trước mà rất ít khi quan sát hai bên. Việc quá tập trung ôm tay lái và nhìn phía trước, không những làm người lái nhanh chóng thấy mỏi mắt, lóa mắt. Nó còn khiến người lái dễ rơi vào tình trạng luống cuống, mất bình tĩnh khi có vật cản bất ngờ.
Việc cần làm đó là, chạy thật chậm, tập quan sát phía trước và cả hai bên thân xe. Thỉnh thoảng cũng liếc nhìn gương chiếu hậu, nắm nhẹ vô-lăng để sẵn sàng xử lý mọi tình huống.
Đi không đúng phần đường, làn xe chạy
Những phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp phải đi về bên phải. Như vậy, những tay lái mới vào nghề có thể yên tâm đi sát lề đường bên phải mà không sợ bị phạt. Nếu không vững tay lái thì không nên mạo hiểm đi vào phần đường dành cho xe mình.
Hạn chế tránh, vượt xe khác

Khả năng quan sát, xử lý những tình huống gấp của nhiều lái xe còn non nớt. Do đó, việc hạn chế, tránh vượt xe khác để đảm bảo an toàn. Chạy chậm đều, khi gặp những tình huống nguy hiểm sẽ dễ dàng xử lý: bớt ga, giảm tốc độ, dồn về số thấp,… sẽ mang lại hiệu quả cao.
Dừng, đỗ đột ngột
Việc dừng đỗ đột ngột có thể gây nguy hiểm cho những phương tiện đi phía sau hoặc bên cạnh. Do khả năng quan sát và xử lý tình huống của nhiều lái xe mới còn chưa đủ kinh nghiệm. Cho nên, khi lúng túng, hốt hoảng họ có thể phanh gấp hoặc để chết máy đột ngột. Điều này vừa gây nguy hiểm cho người xung quanh vừa gây hư hại cho xe.
Cập nhật luật giao thông
Đây là việc làm cần thiết đối với tất cả những ai tham gia giao thông, nhất là những người mới tập đi. Việc này sẽ giúp người lái tránh được những trường hợp vi phạm luật mà không hay biết. Hơn nữa, việc cập nhật tin tức luật giao thông cũng giúp chủ xe có thể phân tích trong trường hợp đó mình đúng hay sai. Tránh trường hợp bị phạt tiền một cách oan uổng.
Như vậy, với bài viết này người đọc đã có cái nhìn tổng quát về những điều cần ghi nhớ của một tay lái mới nói riêng và cả những tài xế nói chung. Đồng thời cũng là bài học, kinh nghiệm dành cho những ai mới vào nghề lái. Hy vọng, những thông tin này thật sự hữu ích đối với người đọc.