Từ đồng âm là gì lớp 6? Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm là gì? Ví dụ

Ông bà ta từ xưa đã có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” để nói đến sự phức tạp và đa dạng về nghĩa và cách sử dụng từ, câu trong tiếng Việt. Trong đó, phải nhắc đến từ đồng âm, từ đồng nghĩa. Bài viết dưới đây tổng hợp thông tin giúp bạn hiểu rõ nhất về từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Từ nhiều nghĩa là gì? Ví dụ, cách phân biệt.

Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm là mảng kiến thức quan trọng trong chương trình ngữ văn 6 các bạn học sinh cần nắm vững. Theo đó, từ đồng âm được định nghĩa là những từ giống nhau về âm thanh, nhưng khác nghĩa nhau và không liên quan đến nhau.

Từ đồng âm là gì? Ví dụ

Từ đồng âm là gì? Ví dụ

Trong tiếng Việt, từ đồng âm được hiểu là những từ có cách phát âm giống nhau; hoặc cấu tạo âm thành giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trên thực tế, từ đồng âm cũng rất dễ bị nhầm lẫn với các từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là những từ có các nghĩa khác nhau, nhưng nó có tích chất khơi gợi nghĩa (giống như hoán dụ hoặc ẩn dụ).

Từ đồng âm trong tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, từ đồng âm là homonym.

Ý nghĩa của từ đồng âm

Trong văn học, nhất là những hình thức văn học dân gian, từ đồng âm được sử dụng rất phổ biến. Sở dĩ, điều này được xuất phát từ những công dụng, ý nghĩa của từ đồng âm.

Việc sử dụng từ đồng âm có thể tạo được hiệu ứng nghệ thuật cao như diễn đạt sự liên tưởng thú vị, bất ngờ hay châm biếm, chế giễu….

Từ đồng âm là gì ví dụ?

Không chỉ trong văn chương, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều ví dụ về từ đồng âm.

Dưới đây là những ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về từ đồng âm là gì lớp 6.

Ví dụ từ đồng âm

Ví dụ từ đồng âm

Ví dụ: Chân của Linh, chân ghế, chân trời.

Cùng là một cách phát âm chân nhưng nghĩa của mỗi từ chân qua từng ví dụ lại khác nhau. Chân của Linh là chân người có tác dụng nâng đỡ cơ thể. Chân ghế là vật tiếp xúc với đất. Chân trời là đường có thể nhìn thấy rõ ràng được phân cách giữa mặt đất với bầu trời.

Ví dụ: Lợi thì có lợi mà răng không còn

Câu này được lấy ví dụ làm từ đồng âm trong văn học. Trong câu có hai từ lợi nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn. Từ lợi thứ nhất có nghĩa là một bộ phận trên cơ thể của con người, giúp bảo vệ và cố định răng. Còn ở từ lợi thứ hai có nghĩa là lợi ích, tức là một điều gì đó có ích, tốt cho con người.

Ví dụ: Mang cá trắm về kho

Kho trong câu này có thể là mang cá trắm về kho, chế biến thành một món ăn mặn. Hoặc cũng có thể được hiểu là mang cá trắm về cất trong kho nhà, lưu trữ đồ ăn.

Ví dụ: Đồng nghĩa và đồng xu

Đồng ở đây có cùng cách phát âm. Những đồng nghĩa là những từ có cùng nghĩa còn đồng xu là một loại tiền.

Phân loại các từ đồng âm

Tùy theo từng tiêu chí, từ đồng âm được phân thành các loại như sau:

Phân loại từ đồng âm

Phân loại từ đồng âm

Đồng âm từ vựng

Là những từ giống nhau về cách đọc, cách phát âm. Cùng thuộc một từ loại nhưng mang nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ:

Má tôi đi ra chợ mua rau má. Trong đó:

  • Từ má đầu tiên chỉ người.
  • Từ má phía sau là tên của một loại rau.

Từ “má” trong trường hợp này giống nhau về cách đọc, âm thanh nhưng nghĩa khác nhau và không có sự liên quan đến nhau.

Đồng âm từ và tiếng

Đồng âm từ và tiếng thường có các từ giống nhau, đều đề cập tới 1 tiếng như 1 từ là động từ và từ còn lại có thể là tính từ hoặc danh từ.

Đồng âm từ và tiếng

Đồng âm từ và tiếng

Ví dụ:

  • Thổi sáo là một môn nghệ thuật độc đáo.
  • Con chim sáo có bộ lông rất đẹp.

Dù có chung là từ “sáo”nhưng nghĩa của hai câu này lại hoàn toàn khác nhau. Trong ví dụ đầu, từ “sáo” là tính từ chỉ về âm thanh cây sáo; còn “sáo” thứ hai là danh từ, là một loài chim sáo.

Đồng âm từ vựng- ngữ

Là những từ cùng cách đọc, cách phát âm và chỉ khác nhau về từ loại.

Ví dụ:

  • Chiều nay tôi đi câu cá.
  • Câu nói đó không có ý nghĩa gì với tôi.

Đồng âm với từ nước ngoài

Loại từ đồng âm với từ nước ngoài qua phiên dịch cũng là từ loại thường xuất hiện trong cuộc sống.

Ví dụ:

  • Bài tập sút bóng
  • Sức khỏe cụ đang giảm sút.

Một số lưu ý khi sử dụng các từ đồng âm

Từ đồng âm thường được sử dụng trong chơi chữ, thành ngữ, tục ngữ. Hoặc cũng có thể được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng từ đồng âm chúng ta cần lưu ý đến một vài vấn đề như sau:

Lưu ý khi sử dụng từ đồng âm

Lưu ý khi sử dụng từ đồng âm

  • Chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ; hoặc sử dùng từ với nghĩa nước đôi vì hiện tượng đồng âm, cần phải phân tích, xem xét các từ đồng âm và đặt với nhiều ngữ cảnh khác nhau để hiểu đúng các ý nghĩa đó.
  • Không lạm dụng, sử dụng nhiều từ đồng âm khi giao tiếp tránh gây ra các tình huống khó hiểu, không cần thiết.
  • Nên thêm thành phần phụ phía sau giúp người nghe, người đọc hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của từ.
  • Có thể kết hợp dùng dấu câu để phân biệt được các từ đồng âm khi sử dụng trong cùng một câu.

Từ đồng nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ có nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

Từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa

Ví dụ: Ba – Bố, trái – quá, hy sinh – thiệt mạng, lợn – heo, má – mẹ… Đây đều là những từ đồng nghĩa, có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Phân loại từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa được chia thành 2 loại chính như sau:

  • Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Không phân biệt sắc thái nghĩa, là những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn và có thể thay thế được cho nhau. Ví dụ: má – mẹ, trái – quả,…
  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Có sắc thái nghĩa nhau, là những từ nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về cách thức hành động hoặc sắc thái biểu cảm nên cần được cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn để thay thế cho nhau. Ví dụ: Phu nhân – vợ, chết – hy sinh…

Một số lưu ý khi sử dụng từ đồng nghĩa

Dù từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Tuy nhiên, không phải các từ đồng nghĩa đều thay thế được cho nhau.

Khi viết hoặc khi nói, cần xem xét cụ thể ngữ cảnh, chọn lựa trong số các từ đồng nghĩa các từ phù hợp theo hoàn cảnh giao tiếp để câu thể hiện đúng được sắc thái, ý nghĩa một cách trọn vẹn nhất.

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Trong giao tiếp tiếng Việt, chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Dưới đây là cách phân biệt giúp bạn hiểu cũng như phân biệt rõ hai từ loại này.

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là gì?

Từ nhiều nghĩa là một từ những có thể gọi tên nhiều hiện tượng, sự vật, biểu thị nhiều khái niệm về sự vật, hiện tượng có trong thực tế. Trong đó:

  • Nghĩa đen (nghĩa ban đầu) là nghĩa gốc, nghĩa chính của từ. Đây là nghĩa trực tiếp, nghĩa quen thuộc, gần gũi và dễ hiểu. Thông thường, nghĩa đen không hoặc rất ít phụ thuộc vào ngữ cảnh.
  • Nghĩa bóng (nghĩa có sau) là nghĩa ẩn dụ, nghĩa chuyển, được suy ra từ nghĩa ban đầu. Để hiểu chính xác một từ được dùng, ta phải tìm nghĩa trong ngữ cảnh được đặt ra. Bên cạnh đó, cũng có những từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen với nghĩa bóng, được chuyển dần từ nghĩa đen về nghĩa bóng.

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Trong giao tiếp, chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Việc phân biệt được chúng sẽ phải dựa vào từng trường hợp. Dưới đây là điểm giống, khác nhau giữa hai từ loại này.

Giống nhau: Trong tiếng Việt, chúng là những từ có cách đọc, cách viết như nhau.

Khác nhau:

  • Từ đồng âm: Có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn; không có mối liên hệ nào và không thể thay thế được cho nhau.
  • Từ nhiều nghĩa: Những từ này ý nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn sẽ có một mối liên hệ về nguồn gốc.

Ví dụ:

  • Giá chiếc bàn này đắt quá.
  • Chúng tôi đang bàn nhau xem ngày mai nên đi xem phim gì?

Từ “bàn” trong hai ví dụ trên dù cách đọc như nhau nhưng về ý nghĩa chúng khác nhau hoàn toàn. Trong câu 1, bàn là một danh từ, là chiếc bàn. Còn câu hai, bàn là động từ.

Ví dụ:

  • Sáng nay, thằng bé đá bóng bị gãy chân.
  • Tôi đặt giày dưới chân giường.

Về cơ bản, hai từ chân trong câu đều có mối quan hệ với nhau. Trong câu thứ nhất, chân chỉ một bộ phận cơ thể con người; còn trong câu sau, chân chỉ một bộ phận ở chiếc giường.

Trên đây là tổng hợp nội dung về từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Từ nhiều nghĩa sẽ giúp bạn hiểu và ghi nhớ lâu hơn về các từ loại này. Hy vọng, thông tin bài viết cung cấp hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về chủ đề từ loại trong tiếng Việt.