Cúng Rằm tháng Chạp cần chuẩn bị những gì?

Trong tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) có 3 lễ cúng quan trọng đối với người Việt, đó là lễ cúng rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo, cúng Tất niên. Như vậy, rằm tháng Chạp được coi như là sự mở đầu của mùa Tết Nguyên đán. Vì thế, mọi gia đình đều có ý thức chuẩn bị tươm tất, kỹ càng cho mâm cỗ và nghi lễ cúng cẩn thận hơn những ngày rằm bình thường.

Cúng rằm tháng Chạp vào ngày nào?

Theo lịch cổ của người Việt chỉ có 10 tháng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Lạp là lễ tế thần vào dịp cuối năm (tháng 12 âm lịch) nên còn gọi là Lạp nguyệt. Văn hóa Việt Nam phần nào chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, tháng 12 cũng là tháng nhiều lễ lạt cúng bái. Tên gọi tháng Chạp xuất phát từ đây.

Rằm tháng Chạp nên cúng vào ngày nào, mâm cúng cần chuẩn bị những gì? - Ảnh 2.

Rằm tháng Chạp là một trong ba lễ cúng quan trọng trong tháng cuối năm – Ảnh minh họa

Người Việt Nam cũng coi trọng việc thăm nom, chăm sóc mồ mả cha ông trong tháng cuối năm, để năm hết tết đến khi thắp hương mời tổ tiên về nhà ăn tết thì phần mộ đều được tươm tất, thể hiện sự nhớ ơn và tình cảm ấm áp của gia đình, họ tộc.

Đối với người Việt, tháng Chạp là tháng quan trọng trong năm, Rằm tháng Chạp cũng là ngày rằm cuối cùng của năm trước khi mọi người hướng đến cái Tết đoàn viên bên gia đình. Ai nấy đều hối hả, dốc sức hoàn tất các kế hoạch trong năm để khi năm mới đến, nhìn lại năm cũ thấy mình có nhiều thành tựu.

Nhìn chung, cúng Rằm tháng Chạp với ý nghĩa cầu sự may mắn, an lành, tưởng nhớ đến tổ tiên, và tạ ơn các vị thần linh.

Theo chuyên gia phong thủy, tháng Chạp năm nay (năm Nhâm Dần) có 2 ngày tốt, rất phù hợp để thực hiện nghi lễ cúng Rằm, bao gồm:

– Ngày 14/12 âm lịch (tức ngày 5/1/2023 dương lịch): rơi vào thứ Năm, ngày Quý Hợi cát lành, tốt cho mọi việc. Các khung giờ đẹp để đón may mắn, tài lộc vào nhà gồm: Bính Thìn (7h-9h); Mậu Ngọ (11h-13h); Kỷ Mùi (13h-15h); Nhâm Tuất (19h-21h)

– Ngày 15/12 âm lịch (tức ngày 6/1/2022 dương lịch): rơi vào thứ Sáu, ngày Giáp Tý cát lành, tốt cho mọi việc, nhất là cầu cúng. Các khung giờ tốt gồm: Đinh Mão (5h-7h); Canh Ngọ (11h-13h); Nhâm Thân (15h-17h); Quý Dậu (17h-19h).

Rằm tháng Chạp nên cúng vào ngày nào, mâm cúng cần chuẩn bị những gì? - Ảnh 3.

Nói chung cúng Rằm tháng Chạp không quy định thời gian, nhưng không nên cúng quá muộn vào lúc chạng vạng tối, hay cúng quá khuya.

Mâm lễ cúng Rằm tháng Chạp có gì?

Tuỳ theo văn hoá của mỗi nơi và điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cúng Rằm tháng Chạp sẽ chuẩn bị lớn nhỏ khác nhau, có thể là cỗ mặn hoặc đồ chay đều được. Dù giản dị hay linh đình thì về cơ bản mâm cỗ cúng không thể thiếu được 5 thành phần là hương, hoa, đăng, quả, thực. Dễ hiểu hơn chính là hương (nhang), hoa tươi, đèn (hoặc nến), quả tươi và các món ăn.

Mâm cỗ chay gồm có:

– Nến hoặc đèn

– Hương

– Nước sạch

– Trầu cau

– Trái cây

– Hoa tươi

Mâm cỗ mặn gồm:

– Gà luộc (chọn gà trống): Gà nên chọn gà trống để dâng cúng, vừa thể hiện được sự chu đáo, dáng gà bày mâm cúng lại đẹp. Gà luộc cánh tiên da căng bóng, màu vàng đẹp, đầu ngẩng cao, hai cánh xoè ra, có thể trang trí cho gà ngậm bông hoa hồng.

– Xôi gấc: Đĩa xôi gấc đầy đặn, đỏ au tượng trưng cho sự may mắn. Ngoài xôi gấc đỏ, bạn có thể đồ xôi đỗ hoặc xôi hạt sen.

– Canh miến: Trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp không thể thiếu được bát canh. Để mâm cỗ thêm đủ đầy, bạn có thể nấu canh miến, canh măng mọc, canh bóng thả đầy đủ màu sắc.

– Giò hoặc chả: Những đĩa giò, chả được cắt tỉa hình hoa đẹp mắt góp phần giúp mâm cỗ thêm trọn vẹn. Ngoài ra, nhiều chị em nội trợ cũng làm các món giò đủ hương vị màu sắc như giò cuốn ngũ sắc, giò cuốn tai heo…

Rằm tháng Chạp nên cúng vào ngày nào, mâm cúng cần chuẩn bị những gì? - Ảnh 4.

Có thể làm cỗ mặn hoặc đồ chay để cúng ngày Rằm tháng Chạp – Ảnh minh họa

– Món xào (như thịt bò xào, lòng gà xào giá): Món xào trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp rất đa dạng, chẳng hạn như rau cải chíp xào nấm hương, thịt bò xào ớt chuông… Những món xào này phụ thuộc vào bạn cân đối với các món khác trong mâm cúng cho hài hoà.

– Rượu gạo và một vài món mặn khác.

Những lưu ý khi cúng Rằm tháng Chạp

– Người thực hiện cúng Rằm tháng Chạp thường là người có uy tín, lớn tuổi nhất trong nhà, thường là ông, bố, trưởng nam, trưởng nữ.

– Trước khi thực hiện lễ cúng Rằm tháng Chạp, người thực hiện cần tắm gội sạch sẽ, trang phục gọn gàng, lịch sự. Tránh mặc quần áo cộc hoặc phụ nữ đang trong ngày bất tiện.

– Trong ngày Rằm tháng Chạp, mọi người trong nhà nên giữ hoà khí, không nên cãi vã hoặc tranh luận, làm vỡ đồ đạc.